Thứ bảy,28/09/2024
Chào mừng Quý vị và các bạn đến trang web trường Tiểu học số 2 Nhơn Bình

Khối 5 báo cáo chuyên đề dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” và thực hiện dạy minh họa

thnhonbinh2 03/01/2020 Lượt xem:156

Sáng thứ 7, ngày 14 tháng 12 năm 2019 ,Trường Tiểu học số 2 Nhơn Bình đã báo cáo và thực hiện chuyên đề: Dạy học theo Phương pháp Bàn tay nặn bột, môn Khoa học lớp 5 – Bài: ĐÁ VÔI (Tiết 1) . Với mục đích nhằm trao đổi kinh nghiệm và phương pháp dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” qua môn TN&XH ở tất cả các khối lớp. Đồng thời tạo cơ hội cho đội ngũ giáo viên được trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giảng dạy và đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt-học tốt” trong nhà trường.

       Về dự chuyên đề có các đồng chí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn tổ, các đồng chí giáo viên của trường, cùng các em học sinh lớp 5A Trường tiểu học số 2 Nhơn Bình.
Các đồng chí nghe báo cáo chuyên đề do thầy giáo Phạm Ngọc Liên- tổ trưởng khối 5 trình bày
       Sau đó các đồng chí dự giờ 01 tiết, môn Khoa học lớp 5, Bài “ ĐÁ VÔI” (Tiết 1) do cô giáo Nguyễn Ngô Linh Kiều trường Tiểu học số 2 Nhơn Bình thực hiện
     Sau khi dự giờ các đại biểu, cán bộ, giáo viên tập trung thảo luận và rút ra bài học kinh nghiệm. Dạy học theo phương pháp BTNB hoàn toàn khác nhau giữa các lớp khác nhau, phụ thuộc vào trình độ của học  sinh. Giảng dạy theo phương pháp BTNB đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo đảm bảo quy trình 5 bước. Các đồng chí giáo viên đã nắm bắt được kỹ thuật, phương pháp dạy học mới, cách rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong Phương pháp BTNB. Đại biểu cũng đã thảo luận, chia sẻ những ưu điểm, khó khăn hạn chế khi áp dụng phương pháp BTNB vào quá trình dạy học.
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực, việc áp dụng phương pháp BTNB theo 5 bước cơ bản, giáo viên phải hết sức linh hoạt, việc vận dung phải phù hợp thực tiễn và phù hợp với từng tiết dạy, bài dạy chứ không ôm đồm hoặc quá câu nệ. Vai trò của giáo viên ở phương pháp này không phải là truyền thụ những kiến thức khoa học dưới dạng thuyết trình, trình bày mà là giúp xây dựng kiến thức bằng cách cùng hành động với học sinh. Giáo dục khoa học phải đảm bảo mỗi học sinh đều tích cực, chủ động, tự mình tìm được kiến thức mới cho mình; các kiến thức và kỹ năng mà các em đạt được sẽ có tính bền vững, đồng thời bồi dưỡng các em tính tò mò, niềm vui hứng thú và ham thích; qua đó các em dần hình thành và được rèn luyện phương pháp tự học và nghiên cứu.
Buổi chuyên đề đã để lại ấn tượng trong cán bộ, giáo viên. Góp phần giúp giáo viên nắm vững được quy trình giảng dạy theo Phương pháp Bàn tay nặn bột, kích thích sự sáng tạo trong giảng dạy, góp phần đổi mới Phương pháp dạy học.
                                            Sau đây là một số hình ảnh của buổi chuyên đề:
2020-01-03T11:58:50+00:00